Ổ cứng là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu. Ổ cứng là loại bộ nhớ “không thay đổi” (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.
Phân loại ổ cứng
– Ổ cứng di động ( USB) : Kết nối qua cộng USB
– Ổ cứng gắn liền máy: Gắn trực tiếp trên Main
– Ổ cứng ATA:
– Ổ cứng SATA
– Ổ cứng HDD ( Hard Disk Drive) : Dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính.
– Ổ cứng SSD ( Soild State Drive): Là một loại ổ cứng thể rắn, dữ liệu được lưu trữ trên chip flash.
2. Những lỗi thường gặp trên ổ cứng
Lỗi không nhận được ổ cứng
Biểu hiện:
– Không khởi động được máy
Nguyên nhân:
– Hư khe cắm
– Ổ cứng bi vô nước, va đập mạnh Hư ổ cứng
Khắc phục:
– Kiểm tra và sửa khe cắm ổ cứng
– Trường hợp ổ cứng bị hư bạn đến để được hổ trợ sửa chữa và phục hồi lại dữ liệu nếu ổ cứng không sửa được
3. Lỗi bad ổ cứng:
Biểu hiện:
– Báo lỗi khi truy xuất dữ liệu
– Máy bị treo trong khi đèn báo ổ đĩa sáng liên tục
– Trường hợp nặng máy không khởi động được
Nguyên nhân:
– Do việc sử dụng quá lâu
– Do sự va đập đầu đọc vào bề mặt đĩa
– Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao thoái hóa bề mặt đĩa
– Làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp chất bôi trơn bên trong motor đông cứng thành hạt va đập, phá hủy bề mặt đĩa
– Lỗi về điện hay reset trong quá trình ghi, đọc dữ liệu
Khắc phục:
– Bạn có thể dùng các phần mềm scan disk khi bi bad nhẹ như: HDD regenerator trong Hiren’s bootCD
Bước 1: vào đĩa Hiren’s boot, lựa chọn chức năng boot đĩa.
Bước 2: Trong Menu của Disk Partition Tools, chọn Hard Disk Tools.
Bước 3: Tiếp tục chọn HDD Regenerator để mở chương trình, cứ để chương trình tự load vào
Bước 4: Lúc này màn hình chính của chương trình sẽ hiện ra, Nếu có từ 2 ổ cứng trở lên thì bấm phím số để chọn ổ cứng tương ứng
Bước 5: Chọn Scan and repair (quét toàn bộ ổ cứng và tự sửa chữa lỗi)
Bước 6: Tiếp theo, chương trình sẽ hỏi bạn scan từ đâu. Theo mặc định thì chương trình scan từ sector đầu tiên của ổ cứng, mặc định giá trị là 0. Nhấn enter để tiếp tục.
– Chương trình bắt đầu scan và sửa lỗi HDD cho bạn. Bây giờ chỉ việc chờ.
– Sau khi quét và sửa lỗi xong, chương trình sẽ hiển thị 1 bảng liệt kê kết quả.
– Trường hợp bạn không làm được hãy đưa đến Vienmaytinh.com dể được hỗ trợ sửa chữa và phục hồi dữ liệu
4. Lỗi ổ cứng chết cơ
Biểu hiện:
– Phát ra tiếng kêu lọc cọc từ bên trong ổ cứng.
– Phát ra tiếng kêu do cọ xát gây ra
Nguyên nhân:
– Ổ cứng bị va đập mạnh, đánh rơi ổ cứng
– Độ bền và tuổi thọ ổ cứng đã hết
Khắc phục:
– Bạn hãy đến để được hỗ trợ cứu dữ liệu và thay ổ cứng mới
5. Lỗi mất dữ liệu trong ổ cứng
Biểu hiện:
– Dữ liệu bên trong ổ cứng bị mất, tìm không thấy
Nguyên nhân:
– Do nguồn điện không ổn định.
– Do có sự thiệt hại về vật lý của ổ cứng
– Do Virus phá hoại, hệ điều hành hư hỏng
– Do người sử dụng thao tác không đúng cách như: xóa nhầm, format khi chưa sao lưu dữ liệu…
Khắc phục:
– Bạn có thể khôi phục dữ liệu bằng phần mềmGetDataBack Recovery
Bước 1: Tại giao diện chính của chương trình, nhấn chọn I want to recover delete files, rồi nhấn Next để tiếp tục.
Bước 2: Lựa chọn phân vùng ổ đĩa chứa các file dữ liệu cần khôi phục, rồi chọn Next để tiếp tục.
Buớc 3: Nhấn Next để đến bước tiếp.
Bước 4: Sau khi chạy xong, chương trình sẽ liệt kê những files dữ liệu đã bị xóa trên phân vùng đã chọn.
Ta tìm đến những Files dữ liệu cần lấy lại rồi chuột phải vào đó chọn Copy.. hoặc nhấn phím tắt F5 để sao chép.
Bước 5: Xác định vị trí cần lưu rồi nhấn OK để lưu lại
Vị trí lưu file sẽ được phục hồi
Lưu ý: Để tránh ảnh hưởng đến việc mất dữ liệu hoặc không thể phục hồi, bạn nên chọn 1 phân vùng chứa file khác hẳn với phân vùng mà file bị xoá, ví dụ dữ liệu cần lấy lại ổ D: thì khi lấy lại nên lưu ở ổ C hoặc E
– Trường hợp bị nặng bạn hãy đến để được hổ trợ phục hồi dữ liệu đã mất.
Bình luận trên Facebook